Chủ Đề: nhận viết & phòng tránh bệnh heo tai xanh-------------------------------------------------------------------------
Bệnh heo tai xanh: Không lây sang người Heo nhiễm bệnh. Bệnh heo tai xanh là bệnh gây rối loạn hô hấp và sinh sản ở heo do virus Leylystad gây ra. Heo có thể chết sau 5-7 ngày vì suy giảm hệ miễn dịch, giống như trường hợp nhiễm HIV ở người. Bệnh chỉ lây từ heo sang heo và không lây sang người.
Tuy nhiên, bệnh heo tai xanh dễ bị nhiễm trùng cơ hội trong đó có nhiễm liên cầu khuẩn heo (streptococcus suis) typ 1, typ 2. Khi heo đã nhiễm bệnh này thì rất nguy hiểm vì có thể lây sang người.
Những vùng không có bệnh heo tai xanh và có sự kiểm định của thú y thì người dân có thể yên tâm tiêu thụ những sản phẩm từ heo, không nên quá lo lắng.
- Bệnh liên cầu khuẩn heo: Có thể lây từ heo sang người Bệnh liên cầu khuẩn heo (streptococcus suis) là một trong nhiều bệnh mà heo mắc phải sau khi đã suy giảm hệ miễn dịch do mắc bệnh tai xanh. Khi đó, heo bệnh trở nên nguy hiểm vì sẽ lây lan sang người ăn phải hay tiếp xúc heo mắc bệnh, hoặc hít thở không khí nơi có heo bệnh. Vi khuẩn gây bệnh thuộc nhóm streptococcus suis gây viêm họng, nhiễm trùng phổi… nhưng dễ bị tiêu diệt bằng hóa chất, kháng sinh, chất tẩy rửa. Bệnh liên cầu khuẩn heo chưa có dấu hiệu lây từ người sang người nhưng có thể lây từ heo sang người và từ heo sang bò, dê, chó.
- Triệu chứng nhiễm bệnh ở người - Sau khi dùng thịt hoặc tiếp xúc với heo, nếu thấy các triệu chứng sốt, nhức đầu, cứng cổ, ói mửa, đau họng, người bệnh phải nhập viện ngay. Khi chỉ mới xuất hiện các triệu chứng trên, nếu được chữa trị kịp thời, bệnh nhân sẽ nhanh khỏi bệnh. - Diễn tiến bệnh nặng hơn khi người bệnh thấy xuất hiện các triệu chứng xuất huyết toàn thân,viêm màng não mủ, sốc nhiễm trùng, trụy tim mạch, suy nội tạng, rối loạn đông máu, hôn mê, thậm chí tử vong (tỷ lệ 7%). Nhiễm bệnh giai đoạn này đòi hỏi điều trị lâu dài và chi phí cao.
- 2 cách phát hiện heo bệnh - Heo bỏ ăn, tai chuyển màu xanh. - Có thể nghi ngờ thịt heo bệnh nếu thấy da heo sần và có màng đỏ, thịt đỏ bất thường, nội tạng đỏ và có mủ, sung huyết, khớp sưng và có tiết dịch.
- Cách phòng tránh - Đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt heo sống hoặc tái; rửa sạch tay và dụng cụ sau khi tiếp xúc thịt heo; dùng riêng dụng cụ chế biến thịt heo sống và thịt chín; không để chung thịt heo sống với các thực phẩm khác… Bệnh đặc biệt lây nhanh trong trường hợp người có vết thương hở trên cơ thể tiếp xúc heo bệnh.
- Người tiêu dùng nên mua heo tại các cửa hàng có uy tín, qua kiểm dịch của cơ quan thú y. Không nên ăn các món ăn tái, nhất là tiết canh, dù của loài động vật khác vì như đã nói ở trên bệnh có thể lây từ heo sang bò, dê, chó…
Khuyên kác member 1 điều là đừng nên ăn thịk heo nữa. Tớ tu đc 1 thág roài đếy